PHONG CÁCH MINIMALISM: Vẻ Đẹp Đẳng Cấp Vượt Thời Gian
──────────────────────────────────────────────────────────────────
“Less is more”- là cụm từ hiện đang thống trị thế giới thiết kế, cho dù đó là thiết kế nội thất hay kiến trúc. Điều này đủ để cho thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của phong cách Minimalism (Tối Giản).
Minimalism là gì?
Trong thế giới nhộn nhịp với tình trạng quá tải thường xuyên và sự phức tạp của thời cuộc, mọi người càng có xu hướng tìm về những điều cơ bản, tiêu chuẩn và nguyên bản. Minimalism là một triết lý thiết kế đề cao sự đơn giản và công năng để tạo ra những không gian không chỉ thanh lịch mà còn nuôi dưỡng cảm giác bình yên và trong sáng.
Sắc xám trung tính tạo cảm hứng yên bình, tĩnh tại (phòng khách Minimalism Style)
Minimalism là loại bỏ những thứ dư thừa, chỉ để lại những gì thiết yếu. Bằng cách loại bỏ sự lộn xộn và trang trí không cần thiết, Minimalism cho phép từng yếu tố trong phòng tỏa sáng, tạo ra sự hài hòa về mặt thị giác vừa quyến rũ vừa mới mẻ. Đường nét gọn gàng và bảng màu hạn chế là một số đặc điểm chính của phong cách thiết kế này. Minimalism thúc đẩy cảm giác trật tự và yên tĩnh, biến ngôi nhà của bạn thành nơi trú ẩn khỏi sự hỗn loạn của thế giới bên ngoài. Ngoài ra, Minimalism còn là phong cách trường tồn không bao giờ lỗi thời.
Tối giản trên từng centimet là sự tiết chế hoàn toàn để tạo nên đời sống dễ chịu, thanh thản (phòng khách Minimalism Style)
Theo phong trào phương Tây, chủ nghĩa tối giản bắt đầu vào đầu thế kỷ XX. Ludwig Mies Van der Rohe, kiến trúc sư người Mỹ gốc Đức, là một trong những người tiên phong trong phong trào tối giản. Ông là người đầu tiên áp dụng cụm từ “Less is more” vào thiết kế kiến trúc. Ngày nay, Minimalism càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi tính hữu dụng và vẻ đẹp vượt thời gian.
“Less is more” cho phép người ta đủ "chỗ trống" để cảm nhận nhiều hơn (phòng khách Minimalism Style)
Những đặc trưng của phong cách thiết kế Minimalism
- Đường nét, họa tiết đơn giản
- Bảng màu đơn sắc hoặc trung tính
- Nội thất và đồ vật trang trí hạn chế
- Giải pháp lưu trữ tối ưu giúp không gian luôn gọn gàng
- Sơ đồ mặt bằng mở
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Nguyên tắc cơ bản của thiết kế tối giản chính là nhấn mạnh vào những gì thực sự cần thiết và quan trọng, mà không cần bổ sung thêm bất cứ thứ gì khác. Điều này giúp toát lên sự bình yên, tĩnh lặng cho không gian mà vẫn đảm bảo công năng, tiện nghi cho gia chủ. Bề mặt phẳng, mịn và các đường nét khỏe khoắn, rõ ràng tạo nên những tuyên bố táo bạo nhấn mạnh tính chất thiết yếu của từng vật dụng nội thất.
Sự độc đáo của không gian Minimalism nằm ở đường nét và dáng hình nội thất (phòng khách Minimalism Style)
Ngoài ra, phong cách Minimalism thường có bố cục không gian mở, để tạo cảm giác tự do và thư giãn. Tuy nhiên, một số thiết kế tối giản có nguy cơ mang lại cảm giác hơi vô hồn. Để tránh điều này và đảm bảo không gian tối giản cũng mang lại cảm giác thân thiện, sẽ có điểm nhấn nhỏ. Chẳng hạn như: bình hoa, sử dụng chất liệu gỗ, len, phối thêm màu sắc.
Không gian trầm tĩnh mang dấu ấn cá nhân từ tranh, thêm chút thiên nhiên là đủ đẻ hài hòa (phòng khách Minimalism Style)
Tối giản tôn vinh vật liệu, vật liệu độc đáo tạo nên nét đặc trưng cho không gian (bàn ăn Minimalism Style)
Đường nét tạo spotlight cho không gian Minimalism tinh tế không hề nhàm chán
Phòng ngủ là không gian tái tạo năng lượng, sự bình yên là tối quan trọng
Sắc trắng sang trọng cũng phổ biến trong thiết kế Minimalism
Minimalism dù tối giản vẫn có thể khắc họa đậm dấu ấn cá tính gia chủ
Vẻ đẹp của phong cách thiết kế nội thất Minimalism không khiến người ta phải trầm trồ khi nhìn thấy, mà tạo nên sự rung động sâu sắc trong tâm hồn. Chuẩn mực sang trọng đã biến đổi. Một không gian duyên dáng hài hòa đơn giản với tinh thần phóng khoáng, tự do viết nên câu chuyện của gia chủ chính là sang trọng. Minimalism chính là phong cách thiết kế trường tồn vượt thời gian. Vì đơn giản là nguyên bản.
Gợi ý dự án phong cách Minimalism từ PS INTERIOR DESIGN:
- DIAMOND BRILLIANT:: Nét Đẹp Sang Trọng Tối Giản
- DIAMOND ALNATA: Phong Cách Tối Giản Đương Đại
- DIAMOND ALNATA PLUS: Minimalism Thời Thượng Đẳng Cấp
Các bài viết liên quan: