Phong cách nội thất industrial (công nghiệp) xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20. Đây là thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp tại châu Âu suy thoái. Điều này dẫn đến nhiều nhà xưởng sản xuất bị bỏ hoang. Người dân đã tái sử dụng những nhà máy này thành không gian sống và từ đó phong cách nội thất công nghiệp ra đời.
1. Đặc trưng của phong cách Industrial
Nét đặc trưng cơ bản trong đường nét thiết kế của phong cách nội thất công nghiệp là những gam màu trầm có tình chất theo thời gian gạch hay bê tông trần trụi. Phần trần nhà được giữ ở trạng thái nguyên bản của nó để lộ dầm, đường điện và cả đường ống nước. Có thể thấy, những điểm thường được che đi ở những phong cách kiến trúc khác chính là điểm khác biệt cho phong cách industrial. Nhưng không có nghĩa đây là một phong cách bụi bặm, tùy thuộc vào cách nhìn và sở thích của bạn, nội thất Industrial có thể mang vẻ đẹp sang trọng đương đại hay xù xì, lởm chởm như máy móc trong các phim khoa học viễn tưởng.Các ví dụ dưới đây nằm trong một phạm vi rộng đáng kể từ hoen gỉ đến sạch sẽ tinh tươm về mặt thẩm mĩ, tùy thuộc vào cách nhìn và sở thích của bạn.
Nhiều chủ đầu tư của các nhà hàng, quán cà phê hay văn phòng làm việc hiện nay rất ưa chuộng phong cách này bởi vẻ đẹp đơn giản, mạnh mẽ và hiện đại mà nó mang lại.
2. Thiết kế không gian mở
Bản chất của phong cách Công nghiệp thể hiện rõ từ khoảng không gian rộng lớn từ nhà kho và nhà máy. Bắt nguồn từ ý tưởng này, khi mang phong cách này vào nội thất, ta cũng cần phải đảm bảo khoảng rộng.
Với những căn hộ, ta cũng phải tạo cảm giác tương tự về không gian. Giải pháp tối ưu nhất ở đây là áp dụng không gian mở. Cách mở rộng khi sử dụng các cửa sổ kính, bố trí chỉnh sửa số phòng. Giữ cửa sổ trần và đơn giản hóa nội thất trong phòng.
3. Màu sắc trong thiết kế nội thất công nghiệp
Nghệ thuật của một không gian được đánh giá qua cách phối hợp màu sắc. Trong phong cách này, bạn dễ dàng nhận ra nét nghệ thuật được thể hiện từ tông màu xám chủ đạo. Xen kẻ thêm tông màu trẻ trung tạo một không gian sinh động hơn.
4. Đồ nội thất trong phong cách thiết kế Industrial
Thông thường, các đường ống trang trí được lộ diện trong tổng thể. Các đường dẫn đôi khi được che kín bởi những bức tường sơn. Vách tường gạch mộc mạc ẩn hiện cùng thiết kế cầu thang gác xếp phủ sơn đen hoặc khung kim loại.
5. Điểm nhấn trong thiết kế Industrial
Điểm nhấn trong bất kỳ thiết kế nào đều đến từ sự sáng tạo. Bạn hãy thể hiện khả năng sáng tạo của mình bằng cách khéo léo sử dụng thêm đồ decor trang trí nghệ thuật để làm “spot light” cho căn phòng. Một cách khác nữa, bạn có thể sử dụng thảm trải sàn tối màu để dễ dàng làm nổi bật nội thất xung quanh.
Nếu bạn yêu thích đồ nội thất tối màu, một chiếc sofa bằng da là sự lựa chọn hoàn hảo vì đây cũng là loại vật liệu tốt. Dù vậy, bạn không nên sử dụng nhiều đồ tông màu quá đậm, nếu có nên chọn màu xám hoặc trầm là ổn nhất.
6. Thiết kế và thi công nội thất phong cách Industrial tại PS INTERIOR
- Các công trình của PS Interior được lên phối cảnh 3D cung cấp những góc nhìn, hình ảnh chân thực về không gian mong muốn của khách hàng rõ nét nhất
- Đội ngũ Chăm sóc khách hàng luôn luôn lắng nghe và giải đáp thắc mắc của quý khách hàng 24/7 một cách chuyên nghiệp và tận tâm nhất
- Báo giá chính xác, minh bạch, đơn giá hợp lý không phát sinh thêm chi phí
- Tư vấn thiết kế nội thất bởi các kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm và phong cách và phong thủy
___________________________________________________________
PS INTERIOR DESIGN - THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT TRỌN GÓI
Văn phòng: 431 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Xưởng sản xuất: D20/542 Trịnh Quang Nghị, Ấp 4, Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh, TP. HCM
Hotline: 0901 669 123
Email: noithatps@gmail.com
Fanpage: PS Interior Design
Tiktok : PS Interior Design